Thời gian

Sáng: 8h - 12h, Chiều: 1h30 - 20h

Kiến thức

Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và sâu răng

08/09/2019

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em nước ta. Ðáng chú ý là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường. Do đó, suy dinh dưỡng trẻ em cần được sự quan tâm của mọi người. Những trẻ dễ bị suy dinh dưỡng:

  • Trẻ từ 6-24 tháng: thời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao, thời kỳ thích ứng với môi trường, thời kỳ nhạy cảm với bệnh tật.
  • Trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không đủ sữa.
  • Trẻ sinh nhẹ cân (<2500g), trẻ sinh đôi, sinh ba.
  • Trẻ ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém, gia đình không hoà thuận.
  • Trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp

Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại VN người ta thấy có mối quan hệ 2 chiều giữa suy dinh dưỡng và sâu răng ở trẻ nhỏ không được điều trị

Việc theo dõi cân nặng hàng tháng cho trẻ là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy dinh dưỡng hay không. Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tăng cân, nhẹ cân hơn và chiều cao kém hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi.

 * Trẻ suy dinh dưỡng khi số cân nặng của trẻ ít hơn 20% so với chuẩn trung bình.

* Trẻ suy dinh dưỡng khi số chiều cao của trẻ ít hơn 10% so với chuẩn trung bình.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ dưới 5 tuổi:

Nguyên nhân thường gặp :

  1. Cha mẹ quá bận rộn trong công việc, giao quyền nuôi trẻ cho họ hàng hay người giữ trẻ: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.
  2. Trẻ biếng ăn. Có nhiều lý do như:
     – Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Khi bệnh trẻ thường biếng ăn, những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.
     – Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.
     – Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).
  3. Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
  4. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,..
  5. Trẻ có nhiều răng sâu và nhiễm trùng chưa được điều trị.

Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp phù hợp

Phụ huynh cần phải đưa trẻ đến bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tìm ra nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và hướng dẫn khẩu phần ăn  hợp lý cũng như việc bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên khám nha khoa là điều không thể thiếu để phụ huynh nhận được những lời tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh, trẻ ăn nhai tốt góp phần cải thiện cho việc phát triển tốt chiều cao, cân nặng cũng như thể lực chung của 1 đứa trẻ sau này.

Nguồn dữ liệu từ bệnh viện răng hàm mặt TP.HCM