Thời gian

Sáng: 8h - 12h, Chiều: 1h30 - 20h

Kiến thức

Sâu răng ở trẻ em

08/09/2019

1. Cách phân chia giai đoạn tuổi theo thế giới:

  • Neonate: 0-4 tuần sau khi sinh
  • Infant: năm đầu tiên
  • Toddler: 1-3 tuổi
  • Child: 3-12 tuổi
    • Early childhood: 3-6 tuổi
    • Late childhood: 7-12 tuổi
  • Teenager:  13-19 tuổi

2. Lịch mọc răng sữa:

RăngHàm trênHàm dưới
Răng cửa giữa8 – 126 – 10
Răng cửa bên10 – 1410 – 16
Răng nanh18 – 2416 – 20
Răng hàm thứ I16 – 2014 – 22
Răng hàm thứ II24 – 3020 – 28

3. Lịch mọc răng vĩnh viễn

RăngHàm trênHàm dưới
Răng cửa giữa 7 – 86 – 7
Răng cửa bên8 – 97 – 8
Răng nanh11 – 139 – 10
Răng cối nhỏ thứ I10 – 1110 – 12
Răng cối nhỏ thứ II10 – 1211 – 12
Răng cối lớn thứ I6 – 76 – 7
Răng cối lớn thứ II12 – 1311 – 13
Răng cối lớn thứ III (răng khôn)17 – 3118 – 25

Lưu ý: Có thể có sốt khi mọc răng, răng có thể mọc sớm hay muộn từ 3 – 6 tháng và răng mới mọc có thể chưa ngay hàng, hở kẻ.

4. Sâu răng ở trẻ em :

RăngHàm trên
15%
210%
350%
575%

Tỉ lệ sâu răng sữa ở trẻ trước tuổi đến trường (thường ở vùng thiếu Fluor). Khi trẻ có răng hỗn hợp khoảng 6-12 tuổi thì sâu răng thường tiến triển nhanh.

Sâu răng là bệnh nhiễm trùng, răng bị phá hủy do vi khẩn sinh acid trong mảng bám. Đây là một quá trình động, nên trước giai đoạn tạo thành lỗ sâu, sâu răng có thể phục hồi (lành thương). Bệnh sâu răng do đa yếu tố gồm môi trường, hành vi, di truyền. Sâu thường phân bố ở các cấu trúc giải phẩu (hố rãnh); mặt tiếp cận, mặt bên thì có khuynh hướng về phía nướu và về phía xa, hay sâu răng mặt đối diện. Sâu mặt tiếp cận tiến triển dễ hơn sâu răng mặt nhai, răng có hố rãnh thì dễ bị sâu hơn.

Diễn tiến:

– Sâu men: không đau.
– Sâu ngà: đau khi có kích thích.
– Viêm tủy: đau tự phát.
– Tủy chết, tủy thối.

Hậu quả:

– Đau, sung, nhiễm trùng tại chỗ: áp-xe, viêm quanh chóp răng…
– Nhiễm trùng toàn thân: viêm khớp, viêm màng trong tim, viêm thận, nhiễm trùng huyết… Tử vong.
– Tốn tiền và thời gian.

Phòng ngừa bệnh sâu răng:

– Chải răng thường xuyên, đúng cách, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Dùng chỉ nha khoa ở vùng răng tiếp cận.
– Dinh dưỡng tốt – ăn uống cân bằng và hợp lý.
– Dùng flour để phòng ngừa sâu răng (theo chỉ định của nha sĩ).
– Khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.

ECC (Early childhood caries) là dạng sâu răng lan nhanh, thường thấy ở răng sữa (trẻ dưới 3 tuổi).

Tình trang sâu răng hàng loạt thường do lúc nhỏ bú bình kéo dài khi ngủ với các loại thức uống: sữa bò, sữa mẹ, sữa bột, nước trái cây, nước ngọt …

Giai đoạn sớm: biểu hiện đốm phấn trắng. Sau đó sẫm màu dần, có thể bị mất lớp bề mặt hoặc tạo lỗ và cuối cùng gây nhiễm trùng do răng hoại tử

Dự phòng:

  • Làm sạch miệng với gạc
  • Không nhúng núm vú giả vào đường, mật ong
  • Chải răng ngay khi mọc răng
  • Khám răng trẻ thường xuyên
  • Không để trẻ ngậm bình sữa lúc đi ngủ 
  • Đi khám răng ngay lúc phát hiện màu trắng hoặc đổi màu răng

TẠI SAO PHẢI CHỮA RĂNG: để trẻ không đau, không nhiễm trùng, tăng trưởng & phát triển bình thường, phát triển phát âm thích hợp, thẩm mỹ & tự tin