Opening

Morning: 8h - 12h, Afternoon: 1h30 - 20h

News

Trồng răng implant cho người mắc bệnh tiểu đường

25/08/2019

Trồng răng implant đang dần trở thành giải pháp điều trị mất răng tối ưu cho người bị mất răng. Hiện nay, có nhiều khách hàng có mong muốn trồng răng implant nhưng còn lo ngại về tình hình sức khoẻ của mình: đặc biệt là những ai mắc bệnh tiểu đường. Vậy, khách hàng mắc bệnh tiểu đường có trồng răng implant được không? Hãy cùng Nha khoa 2000 tham khảo bài viết dưới đây và tìm câu trả lời nhé!

1. Phương pháp trồng răng implant là gì?

Phương pháp trồng răng implant

Trồng răng implant là phương pháp ưu việt nhất hiện nay. Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng trụ implant có cấu tạo từ titanium cấy ghép trực tiếp vào xương hàm cùng với một mão răng sứ lên trên. Trụ implant sau một thời gian sẽ được bao bọc bởi xương và nướu răng, tạo nên một chân răng tương tự như răng tự nhiên. Vì vậy, trụ răng sẽ rất vững chãi, và chịu được áp lực cao.

2. Người mắc bệnh tiểu đường có thể áp dụng phương pháp trồng răng implant?

Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cấy trụ implant vào trong nên việc tạo ra vết thương là điều không tránh khỏi. Do đó, đối với những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì những vết thương này lại là vấn đề cần đặc biệt lưu ý.

Theo y khoa, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là một trong những trường hợp đặc biệt cần được theo dõi và thăm khám kỹ càng trước khi thực hiện trồng răng implant. Do bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường đi kèm với những bệnh lý khác khiến cho việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và dễ bị nhiễm trùng. Sau đây là một số vấn đề người bệnh đái tháo đường thường mắc phải khiến cho việc điều trị mất răng gặp khá nhiều bất lợi:

  • Máu lưu thông không ổn định: Riêng đối với phương pháp này việc máu lưu thông ổn định là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc lành vết thương và tích hợp xương –  gián tiếp quyết định thành công của ca điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường không thể đáp ứng được tiêu chí này do lượng máu lưu thông thường kém ổn định. Mạch máu của họ kém đàn hồi hơn, khiến lưu lượng máu cung cấp tới các mô trên cơ thể bị hạn chế.
  • Nồng độ đường trong máu: Do nồng độ đường trong máu đạt ngưỡng cao là một trong những nguyên nhân làm các động mạch bị xơ vữa và làm hẹp các mạch máu. Đây là yếu tố nguy cơ khiến người bệnh chậm lành vết thương.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch: Bệnh tiểu đường cũng được chứng minh có nguy cơ làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Đường máu cao làm cho các tế bào miễn dịch hoạt động kém hiệu quả, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân.
  • Viêm nha chu kéo dài: Thông thường, bệnh tiểu đường thường đi kèm với bệnh lý phát sinh khác là viêm nha chu. Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp gây nên viêm nhiễm và các biến chứng nguy hiểm sau khi trồng răng.

Có thể thấy, khi mức đường huyết của bệnh nhân tiểu đường vượt ngưỡng 10mmol/lit, người bệnh không thể tiến hành thực hiện phương pháp này. Do họ có thể gặp những bệnh lý nếu trên như: chứng máu khó đông, lượng máu không ổn định nên vết thương khó lành và rất dễ bị nhiễm trùng.

3. Nên điều trị như thế nào cho đúng?

Trước tiên, bạn cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của bản thân một cách đầy đủ và chính xác. Trước khi tiến hành tiến hành cấy ghép răng cho bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp hình nhằm đánh giá tình trạng xương hàm, cũng như bệnh lý tiểu đường nói chung. Nếu lượng đường nằm ở mức 7 – 10 mmol/ lít và bệnh nhân có sức khoẻ ổn định thì thủ thuật trồng răng hoàn toàn có thể  được tiến hành và cho thấy kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ đặc biệt lưu ý các chỉ số và thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Đối với trường hợp bệnh nhân có lượng đường huyết quá cao và vượt ngưỡng thì các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị để hạ đường huyết xuống dưới ngưỡng này. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng tạm thời một số giải pháp phục hình phổ biến sau để khắc phục tình trạng thiếu thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai:

  • Trồng hàm giả tháo lắp: Đây là một phương pháp truyền thống và được sử dụng từ rất lâu trong lĩnh vực phục hình cho bệnh nhân mất răng. Răng giả tháo lắp có chi phí khá thấp, tuy nhiên chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn.
Implant hàm giả tháo lắp
  • Phương pháp cầu răng sứ: So với phương pháp trên, cầu răng sứ mang tính ổn định cao hơn và được nhiều bệnh nhân lựa chọn hơn trong điều trị, phục hình răng bị mất. Đây là phương pháp dùng để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách bắc cầu giữa hai răng, cầu răng được nâng đỡ và dán vào các răng thật kế cạnh răng mất còn mạnh khỏe.
Implant cầu răng sứ

Có thể thấy, phương pháp trồng răng implant là một giải pháp tiên tiến và hiệu quả trong lĩnh vực nha khoa nhưng cũng chính vì lý do đó, implant đòi hỏi một số yêu cầu nhất định về đối tượng thực hiện cũng như trình độ tay nghề của y bác sĩ.

Bệnh nhân tiểu đường gặp tình trạng mất răng không cần phải quá lo lắng mà hãy mạnh dạn tìm đến cơ sở nha khoa uy tín, để được thăm khám và tư vấn kỹ càng về phương pháp thực hiện sao cho phù hợp.

Implant cho người mắc bệnh tiểu đường