News
Tổng hợp các phương pháp phục hình nha khoa hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phục hình nha khoa hiện đại giúp cải thiện khuyết điểm trên răng hàm mà không đòi hỏi quá nhiều thời gian hay khiến bạn đau đớn. Hãy cùng Nha khoa 2000 tìm hiểu bài tổng hợp dưới đây và tham khảo những phương pháp phục hình hiện có nhé!
1. Phục hình răng là gì?
Phục hình răng có thể được xem là phương pháp giúp phục hồi những răng bị vứt, vỡ, mẻ, hoặc hư hại. Răng có khiếm khuyết khi ấy sẽ được thay thế bằng cách sử dụng răng giả – răng có hình dạng, màu sắc giống như răng thật.
Trong nha khoa hiện nay, phục hình răng giả được phân ra làm 3 phương pháp chính: Phục hình cố định, phục hình hàm tháo lắp và phục hình răng bằng trồng răng implant. Tuy nhiên với mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm riêng. Việc bạn cần làm là tìm hiểu kỹ những ưu – khuyết điểm của từng phương pháp và lựa chọn ra phương pháp phù hợp với bản thân mình.
2. Các phương pháp phục hình răng cố định
1. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng cố định ngay tại vị trí răng đơn lẻ bị sâu, bị tổn thương hay thay đổi hình dạng cho tai nạn, miếng trám răng kém chất lượng, v.v. Cách này sẽ giúp tái tạo lại chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ chung cho cả khuôn mặt. Tùy vào từng loại vật liệu, mão sứ có thể là sứ kim loại, sứ titan, mão toàn sứ, bạc, vàng, v.v. Phần mão sứ có thể có độ bền cao với tuổi thọ đạt đến 15-20 năm.
Tuy nhiên, để áp dụng, phương pháp này đòi hỏi chân răng cũng như tủy răng vẫn còn khỏe mạnh hoặc đã được các bác sĩ điều trị tuỷ tốt và ổn định. Vì trước khi mão sứ được chụp lên chân răng, ngay tại vị trí đó răng sẽ được mài nhỏ. Do đó, phương pháp này đòi hỏi bạn phải có một chân răng khoẻ, bền chắc và đủ khả năng nâng đỡ cũng như thực hịện chức năng ăn nhai. Vì thế, việc chân răng không đáp ứng được những yêu cầu trên sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và thẩm mỹ của răng sứ, buộc khách hàng phải phục hình lại sau một thời gian sử dụng.
2. Cầu răng sứ
Đây là phương pháp phục hình cho phép lắp đầy khoảng trống của răng bị mất bằng việc bắt cầu qua hai chiếc răng kế cận. Cơ chế của việc phục hình này sử dụng chân răng xung quanh chiếc răng đã mất để làm trụ giúp nâng đỡ, tái tạo chức năng cũng như độ thẩm mỹ cho hàm răng. Tuy nhiên, bác sĩ buộc phải mài 2 chiếc răng kế cạnh để có thể chụp mão răng sứ lên trên. Đồng thời cũng là để tạo trụ cho nhịp cầu.
Cầu răng giúp tái tạo lại vẻ tự nhiên cho hàm răng và có thể tồn tại nhiều năm nếu vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này nằm ở việc phải tác động những răng kế cận. Do đó, nếu bác sĩ không có tay nghề cao có thể làm ảnh hưởng đến tủy răng trong lúc tạo trụ.
3. Dán sứ Veneers
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dán miếng dán sứ Veneers siêu mỏng có độ dày khoảng 0.3-0.5mm (tương đương độ dày kính áp tròng) lên bề mặt ngoài của răng. Việc này nhằm che đi khuyết điểm trên bề mặt. Đây là miếng dán sứ được thiết kế dành cho những trường hợp răng bị mẻ, gãy, nhiễm kháng sinh, vàng ố.
Phương pháp này không đòi hỏi phải mài phần lớn diện tích răng thật, cụ thể, bác sĩ chỉ mài đi một lớp mỏng trên bề mặt răng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dán sứ Veneer và che đi những khuyết điểm. Hơn hết, dán sứ Veneers không đòi hỏi phải xử lý tủy răng, nhờ đó, răng thật vẫn được bảo tồn gần như hoàn toàn và không ảnh hưởng đến việc ăn nhai, không gây cộm. Ngoài ra, với chất liệu sứ chuyên dụng, răng sau khi thực hiện dán sứ vẫn đạt được độ bền chắc cao và sức nhai mạnh mẽ, không gây bong tróc cũng như không gặp các vấn đề răng khấp khểnh.
3. Phương pháp phục hình răng tháo lắp
Có thể nói, đây là một phương pháp phục hình đã có từ rất lâu và được nhiều người ưa chuộng do nó có chi phí thực hiện khá thấp cũng như khả năng đáp ứng về mặt thẩm mỹ và chức năng răng khá tương đối.
Hiện nay có hai loại hàm tháo lắp là răng giả tháo lắp bán phần và răng giả tháo lắp toàn phần. Tuy nhiên đối với phương pháp này, việc vệ sinh đôi khi còn khó khăn vì đòi hỏi phải tháo ra lắp vào thường xuyên. Bạn cũng phải kiêng ăn một số loại thực phẩm dai hoặc cứng do hàm giả tháo lắp không thể mang lại sức nhai như hàm thật.
4. Phương pháp trồng răng implant
Cấy ghép răng implant là phương pháp trồng răng mới khá hoàn hảo với tỷ lệ thành công cao, giúp khắc phục tình trạng bị mất một răng, nhiều răng hoặc cả hàm. Bằng việc tiến hành cấy ghép trụ implant vào trong xương hàm (vị trí răng đã mất) nhằm thay thế cho phần chân răng cũ. Sau đó, một mão răng sứ có màu sắc, kích thước giống với phần răng thật sẽ được chụp lên bên trên để tái tạo lại chức năng ăn nhai. Đồng thời, nó cũng giúp khôi phục chức năng thẩm mỹ của vùng răng đã mất.
Đây có thể xem là một trong những kỹ thuật phục hình răng giả mới và hiện đại nhất hiện nay. So với phương pháp cầu răng sứ, trồng răng implant không gây ảnh hưởng đến các răng liền kề, không đòi hỏi phải mài đi phần răng khỏe mạnh để gắn mão sứ, giúp ngăn ngừa nguy cơ tiêu xương ổ răng và một số bệnh lý khác liên quan đến răng miệng.
Tuy nhiên, do cấy ghép implant đòi hỏi Bác sĩ phải là người được đào tạo bài bản về kỹ thuật Implant và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình mới đủ điều kiện thực hiện. Không những vậy, chi phí một ca cấy ghép Implant cũng cao hơn so với các phương pháp phục hình răng miệng thông thường khiến nhiều khách hàng vẫn còn lăn tăn trong việc lựa chọn.
5. Kết
Có thể nói, lĩnh vực phục hình răng sứ hiện nay ngày càng phát triển đa dạng. Đây cũng là những giải pháp hiệu quả giúp bạn lấy lại sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu rõ về đặc điểm của từng phương pháp trên và tham khảo lời khuyên từ Bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý đúng cho từng tình trạng.