Kiến thức
Cách điều trị và phòng ngừa mòn cổ chân răng
Mòn cổ chân răng tuy không phải là bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm thì hậu quả nó mang lại rất khó lường. Vậy mòn cổ chân răng là gì, cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Bạn hãy đọc những thông tin sau đây để có câu trả lời nhé.
Mòn cổ chân răng là gì?
Mòn cổ chân răng là tình trạng tiêu xương răng tạo nên lỗ hõm hình chữ V gần cổ răng. Mòn cổ răng thường xảy ra với răng cửa, răng nanh hoặc răng hàm nhỏ.
Triệu chứng của mòn cổ chân răng
Triệu chứng thường gặp của bệnh lý này chính là tình trạng ê buốt chân răng khi ăn các thức ăn nóng lạnh hoặc chua ngọt hay khi đánh răng. Ban đầu, mòn cổ răng không có biểu hiện nhiều nhưng một khi phát triển đến mức độ nặng có thể dẫn tới tình trạng viêm tủy, gãy ngang thân răng hoặc tiêu xương rất nguy hiểm. Hiện nay, mòn cổ chân răng đã không còn xa lạ với nhiều người. Nó có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi nào.
Nguyên nhân gây nên mòn cổ chân răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mòn cổ chân răng nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng của bệnh nha chu, viêm chân răng lâu ngày không được điều trị triệt để dẫn tới tụt nướu và lộ ra phần ngà không được bảo vệ; hoặc do những tác động từ bên ngoài như chải răng không đúng cách cùng với việc sử dụng bàn chải lông cứng chải miết trên thân răng và phần cổ răng quá nhiều – nơi có độ chịu lực và chịu mòn thấp, lâu ngày phần men răng và ngà răng sẽ lộ dần khiến răng ê buốt và xuất hiện các rãnh nhỏ ngang thân.
Điều trị theo giai đoạn của bệnh
Bệnh mòn cổ chân răng tiến triển qua 3 giai đoạn. Khi khám, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh mà đưa ra phương pháp điều trị tương ứng với từng giai đoạn của bệnh
Giai đoạn 1: Mòn, ê buốt nhẹ
Bệnh nhân có thể không cảm thấy buốt hoặc buốt nhẹ, thỉnh thoảng mới buốt. Sờ vào thấy vệt đứt ngang ở cổ răng phía ngoài sát lợi. Men vùng cổ răng đổi màu sẫm hơn, vàng ố hơn so với vùng thân răng.
Ở giai đoạn này răng bị tổn thương nhẹ, không bị nhạy cảm. Vì thế không nhất thiết phải điều trị. Ở giai đoạn này cần phải giữ cho bệnh không tiếp tục chuyển qua giai đoạn 2 bằng cách chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hơn. Đối với trường hợp này, bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng kem Flour và nước súc miệng tại nhà.
Giai đoạn 2: Ê buốt nhiều
Bệnh nhân có thể ê buốt khi hít gió, đánh răng, hoặc ê buốt khi ăn uống thức ăn lạnh. Khi tác nhân trên không còn tác động, những cảm giác ê buốt cũng hết.
Khi mòn cổ răng chưa ảnh hưởng đến tủy, có thể điều trị bằng phương pháp trám. Ở giai đoạn này, trám răng được xem là phương pháp hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn mang lại tính thẩm mỹ cao. Miếng trám không bị lộ vì màu sắc tương đồng với răng thật và khả năng ăn nhai chắc chắc.
Giai đoạn 3: Mòn vào tủy
Khi vết đứt sâu tới sát tủy răng, thủng vào buồng tủy răng sẽ gây ra triệu chứng như bệnh lý viêm tủy. Khi tới giai đoạn này thì bệnh nhân sẽ bị đau nhức liên tục, cả ngày ngay cả khi không có tác nhân tác động.
Ở giai đoạn 3 mòn cổ răng đã đi vào tủy và làm tổn thương đến tủy, bắt buộc phải điều trị tủy răng kết hợp với phục hình bọc răng sứ. Trong trường hợp này răng thật vẫn có thể được bảo tồn thì bắt buộc phải thực hiện chữa tủy, loại bỏ hết những mô bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm để chế tác răng sứ có tính thẩm mỹ cả về màu sắc lẫn hình dáng để bao bọc, bảo vệ răng thật bên trong.
Đặc biệt, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kết hợp thực hiện thêm một số biện pháp để tăng hiệu quả và tính thẩm mỹ. Đó là:
Ghép vạt lợi
Thông thường mòn cổ răng luôn đi kèm với tình trạng tụt lợi. Do đó, bác sĩ có thể sẽ tiến hành ghép vạt lợi để che phủ vùng chân răng bị khuyết. Như vậy mới đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như cách ly vùng chân răng khỏi những tác động bên ngoài. Để ghép vạt lợi, bác sĩ sẽ sử dụng mô vạt ghép lấy từ vùng vòm miệng hoặc vạt xoay từ mô lợi bên cạnh.
Nhổ răng
Nhổ răng là một phương pháp không được khuyến khích trong điều trị nha khoa. Tuy nhiên, trường hợp mô men răng không còn đủ diện tích để giữ những chiếc răng này lại nữa khiến răng lung lay hoặc thậm chí gãy ngang thì nhổ bỏ chiếc răng này đi và trồng răng mới là giải pháp thích hợp.
3 cách phòng ngừa mòn cổ chân răng hiệu quả
Để phòng ngừa mòn cổ chân răng hiệu quả, các nha sĩ khuyên bạn nên áp dụng 3 cách sau:
Chăm sóc răng miệng đúng cách
- Lựa chọn bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng với lực vừa đủ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm sạch, cũng như hạn chế mài mòn, tổn thương cho răng.
- Chải răng theo chiều dọc và đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ để tiếp cận làm sạch mọc ngóc ngách trên răng.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng. Đây là vị trí vôi răng dễ tích tụ gây nhiều bệnh lý răng miệng nếu mảng bám không được làm sạch.
- Sau những bữa ăn phụ nên súc miệng lại bằng nước muối để làm sạch mảng bám, không cần đánh răng quá nhiều.
Ăn uống khoa học
Ngoài việc tránh hoặc giảm thiểu các loại thực phẩm nhiều axit làm mòn răng, người bệnh cũng cần bổ sung các loại thực phẩm rau, củ, quả giàu dưỡng chất canxi giúp răng chắc khỏe.
Khám răng định kì
Thăm khám nha khoa định kì 6 tháng/lần để được bác sĩ chăm sóc, làm sạch vôi răng vệ sinh răng miệng là một việc làm cần thiết mà ai cũng nên duy trì để ngăn chặn tình trạng khuyết cổ chân răng, cũng như những bệnh lý khác do vôi răng gây ra: viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…
Kết
Mòn cổ chân răng không những gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn gây ra các cơn ê buốt. Điều này khiến bạn khó chịu và khiến việc ăn nhai, vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, mòn cổ chân răng còn làm răng bị lung lay; tệ hơn, có thể mất răng vĩnh viễn. Vì vậy, hãy đến trung tâm nha khoa ngay khi bạn phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để việc điều trị sớm đạt hiệu quả cao.
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ