Kiến thức
Những cách này sẽ giúp răng miệng bạn luôn chắc khỏe
Những bữa tiệc trong Tết cùng với những món ăn thức uống chứa ga, cồn hay đồ ngọt,… gây ảnh hưởng không hề nhẹ đến sức khỏe răng miệng của chúng ta. Đồng thời trong giai đoạn dịch bệnh nguy hiểm như hiện nay, việc tăng cường sức khỏe cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Và việc tăng đề kháng cho sức khỏe răng miệng cũng góp phần nâng cao khả năng chống lại bệnh tật.
Những căn bệnh phổ biến thường mắc phải nếu chúng ta vệ sinh răng miệng không kỹ:
Bệnh lý răng miệng
Các bệnh về nướu: Khi bạn vệ sinh răng miệng sai cách như đánh răng không đúng, không dùng chỉ nha khoa, không dùng nước súc miệng, các mẫu thức ăn thừa còn sót lại trong miệng và kẽ răng sẽ tạo thành mảng bám. Lâu ngày, mảng bám tích tụ sẽ tạo thành vôi răng dễ gây ra các bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm trùng nướu…
Sâu răng: Nếu vệ sinh răng miệng sai cách, các mảng bám vi khuẩn không những gây ra các vấn đề đến nướu mà còn khiến lớp men và lớp ngà răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hình thành các lỗ nhỏ li ti trên răng và gây sâu răng.
Hôi miệng: Cũng như cơ thể con người nếu lâu ngày không tắm hay tắm không sạch thì sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Và việc vệ sinh răng miệng sai cách cũng vậy, vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng sẽ gây ra hơi thở nặng mùi.
Răng vàng ố, xỉn màu: khi bạn đánh răng không đúng kỹ thuật sẽ khiến lớp men răng bị tổn thương. Kèm theo việc sử dụng những thực phẩm đậm màu như cà phê, rượu vang, socola… khiến răng dễ bị vàng hơn.
Bệnh lý cơ thể
Tiểu đường: việc vệ sinh răng miệng sai cách khiến vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng có thể làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, tăng nguy cơ kháng insulin gây khó khăn trong việc chuyển đổi đường thành năng lượng. Chính vì vậy khiến cơ thể tăng nguy cơ bị tiểu đường hơn bình thường.
Ung thư: lượng vi khuẩn trong miệng ở những người có chỉ số vôi răng cao hơn có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra chất gây ung thư
Alzheimer: nếu bạn đang vệ sinh răng miệng sai cách khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều trong khoang miệng hơn thì bạn có nguy cơ cao bị bệnh Alzheimer – một căn bệnh làm suy giảm trí nhớ.
Vậy làm thế nào để chăm sóc răng miệng đúng cách?
Có 5 bước cơ bản giúp bạn chăm sóc cho nướu và răng được khỏe mạnh:
- Đánh răng
- Dùng chỉ nha khoa
- Súc miệng
- Ăn uống
- Khám nha khoa định kỳ
Đánh răng đúng cách
Hãy chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Bạn cũng có thể đánh răng sau mỗi bữa ăn 30 phút, đây là thời điểm lý tưởng để “dọn dẹp” các mảng bám hay thức ăn thừa còn sót lại từ bữa ăn của bạn.
Đánh răng giúp loại bỏ mảng bám – một màng vi khuẩn bám vào răng. Khi vi khuẩn trong mảng bám tiếp xúc với thức ăn sẽ tạo ra axit, dẫn đến tình trạng mòn men răng, sâu răng.
Thay bàn chải đánh răng sau 3 tháng để đảm bảo lông bàn chải vẫn không bị quá mòn và cũ ảnh hưởng đến chức năng làm sạch của nó. Và chọn bàn chải lông mềm để không làm tổn thương nướu trong quá trình thao tác đánh răng.
Kỹ thuật đánh răng đúng để tăng đề kháng cho sức khỏe răng miệng:
- Sử dụng một lượng kem đánh răng có chứa Fluoride cỡ hạt đậu.
- Đặt bàn chải vào răng ở góc 45 độ so với đường viền nướu.
- Di chuyển bàn chải đánh răng theo chuyển động tròn để làm sạch từng vùng răng, áp dụng ở mặt ngoài và mặt trong của răng. Đối với mặt nhai của răng, bạn chải ngang để làm sạch. Hãy chắc chắn rằng lông chải vào các rãnh và kẽ hở của răng để loại bỏ các thức ăn thừa còn sót lại.
- Khi thao tác, không nên đánh răng quá mạnh dễ làm chảy máu và trầy xước phần nướu răng.
- Để vệ sinh lưỡi, dùng bàn chải đưa vài “nét” nhẹ nhàng, chải từ phía sau lên trước chứ đừng chà sát mạnh. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và làm tươi mới hơi thở của bạn.
- Nên đánh răng trong 2 – 3 phút để đảm bảo răng miệng được làm sạch hoàn toàn.
Dùng chỉ nha khoa
Nên dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 ngày/lần, đây cũng là cách giúp làm sạch răng miệng cũng như tăng sức đề kháng cho sức khỏe răng miệng hiệu quả.
Chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám giữa các răng – nơi mà bàn chải đánh răng không thể thực hiện được nhiệm vụ vệ sinh của mình. Nếu các mảng bám ở kẻ răng không được làm sạch sẽ cứng lại thành vôi răng. Khi đó, việc làm sạch chúng trở nên phức tạp hơn vì phải cần đến nha sĩ mới thực hiện được.
Cách sử dụng chỉ nha khoa đúng:
- Lấy 1 đoạn chỉ nha khoa vừa phải, quấn chỉ nha khoa quanh ngón tay giữa ở mỗi bàn tay.
- Đặt chỉ nha khoa vào các kẽ răng từ hàm trên rồi đến hàm dưới. Thao tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương nướu răng.
- Di chuyển chỉ nha khoa lên xuống và xung quanh đường viền nướu.
Súc miệng với nước sát khuẩn
Đánh răng và súc miệng bằng nước sạch có thể không tiêu diệt được các vi khuẩn có trong khoang miệng. Vì vậy, bạn cần súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng có chứa chất sát khuẩn. Đây là bí quyết để bạn tăng sức đề kháng cho sức khỏe răng miệng mỗi ngày.
Thói quen sử dụng nước súc miệng sát khuẩn còn giúp bạn làm tươi mới hơi thở, ngăn ngừa hôi miệng cũng như các bệnh răng miệng như sâu răng. Bạn có thể chọn lựa nước súc miệng với những thành phần và chức năng phù hợp với tình trạng răng miệng của riêng bạn.
Cách súc miệng đúng chuẩn:
- Ngậm nước súc miệng từ 30 – 60 giây để đảm bảo hiệu quả làm sạch diệt khuẩn của nước súc miệng phát huy tác dụng.
- Bạn có thể súc miệng trước hoặc sau khi đánh răng đều được. Điều này không ảnh hưởng đến việc làm sạch răng miệng của bạn.
- Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo không nên sử dụng nước súc miệng có Fluoride cho trẻ em dưới 6 tuổi. Vì chúng có thể nuốt nó khi súc miệng.
Ăn uống đúng cách
Để tăng đề kháng cho sức khỏe răng miệng tốt, hãy ăn nhiều loại thực phẩm, nhưng giảm thiểu những loại có chứa đường và tinh bột. Những thực phẩm này tạo ra nhiều axit nhất trong miệng và càng để lâu trong miệng, chúng càng có thể làm hỏng răng. Kẹo mút cứng đặc biệt có hại vì chúng ở trong miệng rất lâu.
Ăn vặt bằng thực phẩm có đường có thể dẫn đến sâu răng, vì hầu hết mọi người không đánh răng sau bữa ăn nhẹ. Thực phẩm ăn nhẹ có tinh bột như khoai tây chiên, dính vào răng cũng khiến răng bạn lấp đầy mảng bám vi khuẩn.
Bạn nên chọn các thực phẩm vàng cho sức khỏe răng miệng như thực phẩm giàu canxi (sữa, phô mai, yogurt…), các loại rau củ quả không có tính axit như táo, cần tây, cải bó xôi…
Khám nha khoa định kỳ
Ghé thăm nha sĩ ít nhất 6 tháng một lần để duy trì răng và lợi khỏe mạnh, cũng như tăng đề kháng cho sức khỏe răng miệng. Việc tạo thói quen thăm khám nha khoa định kỳ không những giúp bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, mà bác sĩ còn giúp bạn tìm ra những vấn đề nha khoa tiềm tàng, để có biện pháp phòng tránh hay chữa trị kịp thời.
Nên chọn những cơ sở Nha khoa uy tín để thăm khám, tránh những sơ sót không đáng có, gây hại đến răng miệng cũng như sức khỏe của bạn.
NHA KHOA 2000 trong suốt 20 năm qua đã thật sự trở thành điểm chăm sóc sức khỏe răng miệng đáng tin cậy nhờ vào trang thiết bị được đầu tư hiện đại và đội ngũ Y bác sĩ chuyên môn cao, tận tâm với nghề.
Với phương châm “You Smile, We Smile”, Nha khoa 2000 luôn phấn đấu hoàn thiện về chất lượng dịch vụ, nâng cao tay nghề bác sĩ cũng như cơ sở vật chất, cập nhật máy móc hiện đại và xu hướng điều trị nha khoa tiên tiến nhất để mang đến cho bạn một nụ cười khỏe mạnh và hạnh phúc.