Thời gian

Sáng: 8h - 12h, Chiều: 1h30 - 20h

Kiến thức

Làm cầu răng sứ có đau không?

27/08/2019

Hiện nay, làm cầu răng sứ là biện pháp phục hình răng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh những ưu điểm mà phương pháp này đem lại, nhiều người vẫn còn lăn tăn chưa quyết định tiến hành. Một trong những mối bận tâm được đề cập nhiều là câu hỏi “Làm cầu răng sứ có đau không?”.

Giới thiệu về phương pháp làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng giả đảm bảo 2 yêu cầu thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng mới. Phương pháp được thực hiện bằng cách tạo cầu giữa 2 răng thật bên cạnh. Bác sĩ phải mài cùi răng của các răng thật để chụp được cầu răng sứ lên trên.

Cầu răng sứ nếu phục hình tốt, hiệu quả đem lại khá cao. Thông thường, độ bền của cầu răng sứ sẽ duy trì khoảng 10 – 15 năm. Nếu được chăm sóc cẩn thận, độ bền sẽ duy trì lâu hơn. Phương pháp này đảm bảo tính thẩm mỹ cao, có màu tự nhiên phù hợp với màu sắc chung của toàn hàm.

Đặc biệt, khách hàng sau khi phục hình bằng cầu răng sứ sẽ có cảm giác hoàn toàn thoải mái như răng thật: ăn nhai bình thường ngay cả với những loại thức ăn cứng và dai, không ảnh hưởng đến phát âm, v.v.

làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ có độ bền khá cao, đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt

Làm cầu răng sứ có đau không ?

Nếu nói làm cầu răng sứ hoàn toàn không đau đớn là không đúng. Bất cứ một thủ thuật nào khi tác động lên răng đều gây cho bệnh nhân cảm giác đau tùy theo mức độ tác động. Tuy nhiên trước khi thực hiện làm cầu răng bạn sẽ được chích thuốc tê ngay vùng răng cần điều trị. Việc này khiến cảm giác đau gần như không còn.

làm cầu răng sứ
Thuốc tê sẽ khiến cảm giác đau khi mài răng gần như không còn

Khoảng 2h sau khi mài răng, khi thuốc tê đã hết, bạn sẽ cảm thấy hơi đau và ê buốt. Đừng lo lắng. Đây là biểu hiện bình thường. Nếu độ nhạy cảm của răng bạn cao, bác sĩ sẽ kê một vài viên thuốc giảm đau đi kèm với hướng dẫn giảm đau tại nhà.

Lựa chọn nha khoa uy tín giúp giảm tối đa cảm giác đau đớn khi làm cầu răng sứ.

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định việc làm cầu răng có đau hay không chính là đơn vị bạn lựa chọn điều trị.

Tuy được đánh giá là phương pháp khá đơn giản nhưng kĩ thuật làm cầu răng đòi hỏi độ chính xác cao. Bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn. Việc mài cùi răng thường được tuân thủ theo một tỷ lệ nhất định – không quá 2mm để tránh xâm lấn đến răng thật quá nhiều. Nếu không dày dạn kinh nghiệm, bác sĩ rất dễ mài cùi răng quá mức khiến bệnh nhân bị đau nhức hoặc ê buốt kéo dài. Trong một số trường hợp có thể còn làm tổn thương nướu hoặc ảnh hưởng đến tủy răng.

bác sĩ nha khoa
Bác sĩ với tay nghề cao giúp bạn giảm cảm giác đau đớn

Bên cạnh tay nghề của bác sĩ điều trị thì sự hỗ trợ của các trang thiết bị cũng góp phần quan trọng trong việc làm giảm cảm giác đau khi làm cầu răng. Một nha khoa với các trang thiết bị hiện đại sẽ là bước đệm lớn giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm. Khi không còn căng thẳng và lo lắng, bệnh nhân sẽ thoải mái hơn trong quá trình điều trị.

Chăm sóc răng đúng cách sau khi làm cầu răng giúp giảm đau, ê buốt

Sau khi làm cầu răng, việc vệ sinh và chăm sóc là một vấn đề cũng cần được lưu ý để giảm cảm giác ê buốt và kéo dài tuổi thọ cầu răng. Cụ thể:

– Chải răng bằng bàn chải mềm sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Đặc biệt ở vị trí cầu răng tiếp xúc trụ răng. Nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng hoặc bệnh nha chu.

làm cầu răng sứ
  • Dùng bàn chải chuyên biệt làm sạch cả vùng trên lẫn dưới cầu răng ít nhất 2 lần một ngày.
  • Sử dụng dung dịch kháng khuẩn để giữ khu vực cầu răng luôn được sạch khuẩn.
  • Hình thành thói quen súc miệng với nước muối có flour ít nhất 1 phút trước khi đi ngủ.
  • Từ bỏ các thói quen xấu như cắn móng tay hoặc các vật cứng
  • Đừng quên kiểm tra định kì 6 tháng một lần. Nếu răng của bạn có vấn đề gì bất thường, bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý kịp thời.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về phương pháp cầu răng, hoặc các vấn đề nha khoa khác. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!