Kiến thức
Những sự thật về viêm nha chu & cách phòng ngừa
Từ khóa “nha chu” thường được nhắc đến nhiều khi đề cập đến các bệnh lý về răng miệng, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ràng và chính xác về thuật ngữ này. Vậy thế nào là bệnh nha chu hay còn gọi viêm nha chu? Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu là gì? Cách điều trị cũng như phòng ngừa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây và cập nhật kiến thức về bệnh lý nguy hiểm này nhé!
Nha chu là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Khái niệm “Nha chu” được hiểu đơn giản là các tổ chức xung quanh răng, bao gồm: xương ổ răng, dây chằng nha chu và nướu. Trong đó: nướu có nhiệm vụ ôm sát lấy chân răng, nhằm che chở các mô nhạy cảm phía dưới và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Đây là bộ phận quan trọng nhất của nha chu và là yếu tố quyết định một hàm răng chắc khỏe. Xương ổ răng là cấu trúc nằm ở dưới răng có chức năng giữ cho chân răng vững chắc. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào khu vực này, nguy cơ rụng răng của người bệnh là rất lớn.
Do vậy, bạn nên tránh nhầm lẫn giữa hai khái niệm “nha chu” và “viêm nha chu”, vì bản thân từ “nha chu” không có nghĩa là bệnh mà chỉ là một cấu trúc xung quanh răng. Ngược lại, “viêm nha chu” chỉ tình trạng nhiễm trùng nướu và các tổ chức quanh răng nghiêm trọng.
Ban đầu viêm nha chu chỉ ảnh hưởng đến phần mô mềm là nướu răng. Về sau, bệnh có thể phát triển ảnh hưởng đến cả xương ổ răng – vốn có vai trò quan trọng trong việc giữ răng vững chắc, từ đó khiến răng mất liên kết với tổ chức nâng đỡ này. Ngoài ra, khi bị viêm nha chu, nồng độ vi khuẩn luôn ở mức cao trong khoang miệng. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường máu làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu?
Bệnh viêm nha chu thường do vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành mảng bám tích tụ ở kẽ răng hay mặt sau của răng. Theo thời gian, mảng bám răng cứng dần tạo nên vôi quanh răng và gây nên viêm nướu. Vi khuẩn trong vôi răng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, dẫn đến tụt nướu ra khỏi răng, tiêu hủy xương ổ răng, và hình thành túi nha chu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nha chu sẽ phá hủy toàn bộ tổ chức nâng đỡ cho răng, thậm chí là có thể làm mất răng và dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Bên cạnh đó, việc duy trì một số thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hàng ngày có thể dẫn đến viêm nha chu trầm trọng:
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nguyên nhân chính khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và làm hại răng là thói quen chải răng theo chiều ngang và cộng thêm lực tác động mạnh, sẽ vô tình làm bào mòn men răng và làm răng suy yếu. và không đánh răng sau bữa ăn chính.
– Dùng tăm xỉa răng thay vì sử dụng chỉ nha khoa sẽ làm kẽ răng bị rỗng, từ đó hình thành môi trường cho vi khuẩn ẩn nấp gây hại cho răng và gây ra bệnh viêm nha chu.
– Cà phê, thuốc lá, đồ ngọt sẽ hình thành nên các mảng bám ố vàng trên răng, cùng với tính axit tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập và sống sót để phá hủy men răng, ảnh hưởng đến nướu và gây ra bệnh viêm nha chu.
Không chỉ gây ra bệnh lí về răng miệng, thuốc lá, rượu bia còn khiến răng bị xỉn màu, làm mất vẻ đẹp của hàm răng. Vì vậy, để có một hàm răng khỏe đẹp, không bị viêm nha chu bạn nên hạn chế những thực phẩm này.
– Một số tác nhân bên ngoài khác: người bị stress, căng thẳng kéo dài, người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh có liên quan đến hệ thống miễn dịch như HIV, bệnh bạch cầu đều có khả năng mắc các bệnh lý về răng miệng và đặc biệt là viêm nha chu.
Một số dấu hiệu của bệnh viêm nha chu
– Sức đề kháng kém cũng có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tạo có môi trường phát triển gây ra bệnh viêm nha chu.
– Có vôi răng/cao răng đóng ở cổ răng.
– Nướu không có màu hồng như bình thường mà bị đổi sang màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm.
– Nướu bị viêm sưng to và bắt đầu tách ra khỏi răng
– Khi đánh răng nướu dễ bị chảy máu. Trường hợp nặng hơn là khi nướu bị chảy máu cả khi không có bất kỳ kích thích nào
– Hơi thở có mùi hôi.
– Tiêu xương ổ răng.
– Có mủ/chất dịch chảy ra ở nướu răng, gây đau nhức khó chịu
Nên phòng ngừa viêm nha chu như thế nào cho hiệu quả?
– Răng bị lung lay, thưa ra hoặc rơi ra.
– Viêm nha chu bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không sạch, vì thế, việc bạn cần làm là thay đổi cách vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ đến từng ngóc ngách, kẽ răng để mảng bám không đóng trên bề mặt răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng.
– Xây dựng thói quen chải răng 2 lần/ngày (sau khi ăn và trước khi đi ngủ). Bên cạnh đó nên dùng những chiếc bàn chải có lông mềm và tránh dùng lực quá mạnh lên răng vì có nguy cơ gây mòn men răng, làm răng suy yếu
– Hạn chế hút thuốc lá.– Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi đánh răng để loại bỏ thức ăn và mảng bám cách triệt để bên trong khoang miệng.
– Đến các nha khoa uy tín thăm khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được. Đồng thời giúp các nha sĩ phát hiện kịp thời những nguy cơ và có hướng xử lý phù hợp, tránh phát hiện bệnh trong tình trạng quá muộn (mất răng, viêm nhiễm nặng, …)
Có thể nói, viêm nha chu không đơn thuần là bệnh răng miệng, mà nó còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác, mà nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vì vậy, để có sức khỏe tốt thì bạn cần phải cần bảo vệ và xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng một cách khoa học, hợp lí ngay từ bây giờ.