Thời gian

Sáng: 8h - 12h, Chiều: 1h30 - 20h

Kiến thức

Vì sao cần điều trị viêm nha chu và sâu răng trước khi niềng răng?

06/09/2019

Niềng răng hiện nay là phương pháp được nhiều người tin tưởng và sử dụng để lấy lại nụ cười đẹp và sự tự tin. Tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu hàm răng sạch khoẻ để có thể áp dụng phương pháp này ngay. Trước khi thực hiện, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên điều trị dứt điểm viêm nha chu và sâu răng trước khi quyết định chỉnh nha. Vì sao lại vậy? Điều này có thực sự cần thiết? Cùng Nha khoa 2000 đi tìm câu trả lời nhé!

Niềng răng là gì?

Niềng răng là một phương pháp điều trị thẩm mỹ phổ biến trong lĩnh vực nha khoa nhằm khắc phục cũng như sắp xếp lại tình trạng răng hô, móm, thưa, mọc lộn xộn, sai khớp cắn, v.v. Bằng việc sử dụng các loại khí cụ nha khoa, bác sĩ sẽ gián tiếp tạo lực tác động lên răng miệng dù nhỏ nhưng nó vẫn đủ để dịch chuyển răng về đúng vị trí trong khoảng thời gian nhất định

Người bị viêm nha chu hoặc sâu răng có niềng răng liền được không?

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là “Răng miệng đang bị viêm nha chu hoặc sâu răng có thể niềng được không?” Thực chất, đối với những trường hợp sâu răng nhẹ vẫn có thể niềng răng một cách bình thường vì hệ thống mắc cài vẫn có thể tự tạo ra lực để dịch chuyển răng kể cả răng sâu về vị trí như mong muốn. Tuy nhiên, theo những chuyên gia uy tín và có chuyên môn đều cho rằng bệnh nhân cần điều trị răng sâu và viêm nha chu trước khi niềng là vì những lý do sau đây:

Đối với các trường hợp bị sâu răng

  • Răng sâu vốn đã yếu và có nguy cơ đã ảnh hưởng đến tủy răng, do đó, việc tiến hành niềng răng sẽ tác động lực lên răng sâu có thể khiến răng bị hỏng vĩnh viễn.
  • Vì răng sâu yếu hơn răng bình thường nên khả năng chịu lực tác động từ các mắc cài là thấp. Do đó, việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tiến trình dịch chuyển các răng còn lại. Kết quả của quá trình niềng sẽ không như mong đợi
  • Các bạn lưu ý quá trình đeo niềng thường kéo dài khoảng 1-2 năm. Răng sâu nếu không được điều trị đồng nghĩa sẽ phải kéo dài từng ấy thời gian. Khoảng thời gian đó đủ để răng sâu phát triển mạnh và lây lan sang các răng lân cận, làm tình trạng răng miệng tồi tệ hơn, do khó có thể vệ sinh kỹ lưỡng mắc cài, các ngõ ngách trong lúc đeo niềng.

Vì những lý do trên, các bác sĩ thường yêu cầu bạn giải quyết dứt điểm các răng bị sâu trước khi có ý định đeo niềng trong khoảng thời gian dài, nhằm đảm bảo kết quả cao và chất lượng của hàm răng sau khi kết thúc quá trình.

Đối với các trường hợp bị viêm nha chu

  • Viêm nha chu là khi nướu đang trong tình trạng viêm nhiễm kéo dài và chịu nhiều thương tổn. Thời điểm đó nướu có xu hướng tách rời khỏi chân răng, răng không còn chỗ bám sẽ trở nên lung lay và dưới tác động của lực kéo trong quá trình niềng răng sẽ khiến răng dễ bị gãy rụng.
  • Khi bạn đang gặp vấn đề viêm nha chu, hơi thở thường có mùi hôi nặng hơn vì nồng độ vi khuẩn cao, tích tụ nhiều ở các kẽ và chân răng. Do vậy, việc đeo niềng sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh, tạo điều kiện cho mảng bám hóa thành vôi răng, khiến cho tình trạng răng thêm nghiêm trọng.
  • Thậm chí, việc bạn quyết định niềng răng trong tình trạng viêm nha chu khiến cơn đau nhức nướu tăng thêm gấp bội.
  • Thực tế, không chỉ khi niềng răng, hàm răng của bạn có thể đứng trước nguy cơ bị sâu răng và viêm lợi tấn công bất cứ lúc nào. Do đó, việc phòng tránh sâu răng là điều quan trọng hàng đầu đối với tất cả mọi người.

Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh lý viêm nha chu và sâu răng trong và sau khi niềng răng?

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Việc đánh răng qua loa hay lười đánh răng là nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sâu răng và viêm lợi. Chính vì vậy, bạn nên:

– Dùng bàn chải kẽ răng: Đây là dụng cụ vệ sinh mà nha sĩ khuyến cáo những ai đang niềng răng nên sử dụng. Đầu chải được thiết kế đặc biệt có tác dụng loại sạch thức ăn trên bề mặt răng cũng như các kẽ mắc cài mà bàn chải thông thường không thể làm được.

– Dùng chỉ tơ nha khoa và tăm nước thường xuyên: hỗ trợ loại trừ vi khuẩn, mảng bám tại những vùng mà bàn chải không tiếp cận được, điển hình là vùng kẽ răng.

– Sử dụng nước súc miệng: giúp kháng khuẩn, giảm tránh tình trạng viêm lợi.

Duy trì thói quen ăn uống khoa học

Ăn uống không khoa học chẳng hạn như việc ăn quá nhiều đồ ngọt hay ăn vặt vào ban đêm cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng sâu răng. Do đó, các bạn hãy nhớ rằng, duy trì một thói quen ăn uống hợp lý như:

– Hạn chế ăn các thức ăn cay, nóng, ngọt hoặc ăn các loại thức ăn đặc biệt là các loại thịt dễ mắc vào các mắc cài niềng răng như thịt gà, thịt bò,…

– Không ăn các loại đồ ăn quá dai, quá cứng và uống các loại nước có ga hoặc chứa nhiều phẩm màu,…

– Không nên ăn vào ban đêm và không nên ăn sau khi đã đánh răng sạch sẽ

Thăm khám nha khoa định kỳ

Nhằm phòng ngừa viêm lợi hay các bệnh lý răng miệng khi niềng răng, bạn cần thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để được bác sĩ cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng và mắc cài chỉnh nha.

Tóm lại, bạn cần nên ưu tiên điều trị các vấn đề răng miệng khỏi hoàn toàn trước khi bước vào quá trình niềng răng, nhằm đảm bảo kết quả sau cùng và hạn chế tối đa chi phí sửa chữa. Đồng thời, việc duy trì một thói quen ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng kỷ luật đóng vai trò không thể thiếu, quyết định đến chất lượng của hàm răng sau khi kết thúc quá trình điều trị.