Thời gian

Sáng: 8h - 12h, Chiều: 1h30 - 20h

Kiến thức

Những Trường Hợp Nào Nên Dán Sứ Veneer?

06/09/2019

Những năm gần đây, công nghệ dán răng sứ Veneer dần trở thành một “cơn sốt” bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy kỹ thuật khá đơn giản chỉ một số trường hợp nhất định mới có thể áp dụng được phương pháp này. Những trường hợp ấy là gì? Bài viết sau đây sẽ liệt kê 5 vấn đề về răng điển hình mà những ai đang gặp phải nên cân nhắc dán sứ veneer.

  1. Dán sứ Veneer và những ưu điểm nổi bật

Dán sứ Veneer là kỹ thuật nha khoa hiện đại trong lĩnh vực phục hình răng sứ thẩm mỹ. Phương pháp này không đòi hỏi phải mài nhiều mô răng thật, giúp hạn chế làm răng thật bị yếu đi. Bên cạnh đó, nó còn mang lại sức khoẻ ăn nhai bền bỉ. Miếng dán sứ Veneer có độ cứng đạt đến 360-400 MPa, gấp 3 lần răng thật (80-120Mpa).

    II.     Những trường hợp nên dán sứ Veneer

Nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật so với phương pháp truyền thống, dán mặt sứ Veneer ngày càng được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Phương pháp này còn đặc biệt phù hợp đối với một số vấn đề răng miệng nhất định.

1. Lớp men răng bị bào mòn theo thời gian

Men răng mòn là hiện tượng rất dễ xảy ra. Nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Ví dụ như thói quen nghiến răng khi ngủ; vệ sinh không đúng cách; tác động lâu dài của acid có trong thức ăn thức uống hằng ngày; thực phẩm nhiều đường, đậm màu; dùng tăm xỉa răng có đầu nhọn trong thời gian dài.

Triệu chứng thể hiện men răng bị bào mòn là răng bị đổi màu và lộ ra lớp ngà răng màu vàng; cảm giác ê buốt răng khi ăn thực phẩm nóng lạnh chua.

Khách hàng có men răng bị bào mòn có thể tiến hành dán sứ Veneer nhằm tạo nên “lớp áo” bảo vệ mô răng thật, kịp thời hạn chế hư tổn.

2. Răng bị vỡ, mẻ nhỏ

Răng bị vỡ, mẻ nhỏ cũng là một vấn đề rất dễ gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này: có thể trong quá trình ăn nhai dùng lực quá mạnh, do sâu răng khiến các mô răng bị bào mòn dần. Cũng có những trường hợp cấu trúc của răng yếu do thiếu canxi, dẫn đến việc dễ bị mẻ, vỡ trong quá trình sinh hoạt, chơi hoạt động thể thao, v.v.

Không chỉ khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, những vết sứt mẻ này còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như viêm nướu, viêm chân răng, răng yếu dần (do nền răng không ổn định), v.v. Vì vậy, đối với những trường hợp răng bị sứt mẻ ở mức độ nhẹ thì lựa chọn dán sứ Veneer là giải pháp an toàn, cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

3. Răng bị thưa, hở kẽ

Thông thường, răng thưa, hở kẽ nhẹ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc ăn nhai, nhưng lại khiến khuôn miệng mất thẩm mỹ và thiếu tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, xét về mặt nha khoa, răng hỡ kẻ vẫn có nguy cơ gây ra các vấn đề răng miệng do thức ăn mắc kẹt trong lúc ăn nhai, cùng với thói quen vệ sinh răng hàm kém sẽ sinh ra mảng bám và lâu ngày dẫn đến sâu răng.

Ở những trường hợp này, phương pháp hàn trám chưa phải là lựa chọn tối ưu vì có thể gây mất thẩm mỹ ở mặt ngoài của răng nếu vết trám không chất lượng và đồng đều về màu sắc; ngoài ra, theo thời gian vết trám cũng dễ bong tróc hơn trong quá trình ăn nhai. Do đó, bọc răng sứ Veneer sẽ mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao hơn nhờ đạt được độ bền và sự đồng nhất về màu sắc lẫn hình dáng.

4. Răng bị hô, móm, vẩu ở mức độ nhẹ

Thông thường, giải pháp niềng răng sẽ là phương pháp tối ưu khắc phục dứt điểm vấn đề này. Tuy nhiên, đối với những trường hợp răng bị hô, chìa, móm nhẹ, bệnh nhân hoàn toàn có thể chọn lựa phương pháp dán sứ Veneer nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Các bác sĩ sẽ tiến hành mài mặt ngoài của răng, sau đó lắp đặt miếng dán bằng loại keo chuyên dụng nhằm điều chỉnh lại độ cân bằng, đồng đều giữa các răng.

Lưu ý: Phương pháp này không dành cho những trường hợp răng lệch nghiêm trọng, bị sai khớp cắn. Do việc khớp cắn sai lệch quá nhiều sẽ dẫn đến việc dùng lực không đồng đều trong quá trình ăn nhai, khiến lớp sứ Veneer dễ bị bong tróc, không còn ôm sát răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển.

5. Răng bị xỉn màu

Không chỉ có những trường hợp trên răng bị thưa, hô, móm, vỡ, … mới được chỉ định dùng miếng dán sứ Veneer, những chiếc răng xỉn màu, khó phục hồi bằng phương pháp tẩy trắng, cũng sẽ được chỉ định dùng phương pháp này. Đây là phương án lý tưởng cho những vệt ố vàng cứng đầu, mà các phương pháp tẩy trắng thông thường không mang lại hiệu quả.

III. Một người có thể sử dụng miếng dán sứ Veneer khi nào?

Thông thường, không có một quy định chung về độ tuổi thích hợp cho dán sứ Veneer, nó tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng răng miệng của mỗi người. Tuy nhiên, độ tuổi lý tưởng để thực hiện dán sứ Veneer vẫn là người trưởng thành, lớn hơn 25 tuổi. Vì khi đó, cấu trúc xương và răng đã hoàn toàn trưởng thành và ổn định. Do đó, nếu bạn quyết định thực hiện phương pháp này quá sớm, khi xương và hàm vẫn còn phát triển, bạn có thể sẽ đối mặt với việc thay thế miếng dán Veneer.

Kết lại, một hàm răng đẹp với nụ cười tự nhiên rạng rỡ là một trong những mục tiêu quan trọng mà mỗi người mong muốn có được. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng những trường hợp trên, cân nhắc cả những giá trị dài lâu và chi phí cho mỗi lần thực hiện, nhằm đạt được hiệu quả lâu bền và độ thẩm mỹ cao.